Như vậy, Hòa ước Westphalia mang một ý nghĩa quan trọng đối với nền quan hệ quốc tế hiện đại. Bằng cách phá hủy quan niệm về chủ nghĩa toàn cầu tôn giáo, “trật tự Westphalia” thúc đẩy những quan điểm về độc lập và chủ quyền của mỗi quốc gia, đưa cân bằng quyền lực trở thành khái niệm chính trong chỉ đạo và công thức của chính sách đối ngoại. Từ năm 1648 trở đi, quyền lợi của các quốc gia trở thành tối cao cả về luật pháp lẫn chính trị. Đây là một dấu mốc lịch sử cho dù trật tự các quốc gia được công bố tại Westphalia chủ yếu ảnh hưởng tới châu Âu và các quốc gia theo đạo Cơ đốc. Nguyên tắc không can thiệp không được áp dụng với các quốc gia theo đạo Hồi và phần còn lại của thế giới. Tiêu chuẩn kép này tồn tại một cách bảo thủ trong nền ngoại giao Châu Âu đến suốt thế kỉ 19 và 20; trong khi đó trật tự Westphalia dần dần và mặc nhiên trở thành một trật tự toàn cầu.
đang được dịch, vui lòng đợi..
