Về cơ cấu GDP tại Thành phố Hồ Chí Minh, Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng GDP cao nhất, 42,1% năm 2004 trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước chiếm 39,2% còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ tọng 18,7%.Trong các ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, 50,1 % giá trị GDP trong năm 2004, Công nghiệp và Xây dựng chiếm 48,5%, nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, 1,5% giá trị GDP. 1.2.3. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT1.2.3.1. Giao thông vận tảiThành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố có một hệ thống giao thông vận tải thuận lợi nhất nước ta với các mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển của thành phố cũng như các vùng phụ cận.2.3.4. Thoát nướcHiện trạng hệ thống thoát nướcVùng đô thị trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh có hệ thống cống chung để thu gom nước mưa và nước thải. Nó bao gồm mạng lưới cống ngầm và mương hở để thu gom và thải bỏ ra kênh, rạch và cuối cùng chảy vào sông Sài Gòn.Sông và kênh trong thành phố được nối liền với nhau về mặt thủy lực, có đặc điểm là độ dốc thủy lực rất nhỏ và dòng vào mạnh do thủy triều. Thủy triều có biên độ dao động đáng kể từ 1,7 - 2,5 (tối đa 3,95m) với những thay đổi từ 20 - 30 cm theo tháng âm lịch. Sông và mạng lưới kênh rạch nội thành được chia hệ thống thành 5 lưu vực chính. Sông kênh có bùn lắng dày và bị ô nhiễm nặng do nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lý.1.2.3.5. Cấp nướcTổng công suất cấp nước thực tế của thành phố hiện nay khoảng 1.200.000 m3/ngày, bao gồm các hệ thống: Thủ Đức; Sông Sài Gòn; Tân Bình và các hệ thống nước ngầm khác (Gò Vấp, Bình Trị Đông, Các giếng cũ).- Cơ cấu tiêu thụ nước không có sự thay đổi lớn qua các năm. Tỉ lệ hộ dân được cấp nước sạch vào cuối năm 2006 đạt 85%. Nước cho sinh hoạt chiếm tỷ trọng khoảng 76,6%, nước cho sản xuất chiếm khoảng 9% và dịch vụ chiếm 14,4%. Thực tế, do nguồn nước cấp không đủ, giá nước cho sản xuất và dịch vụ lại khá cao nên nhiều đơn vị sản xuất, dịch vụ có nhu cầu nước lớn đã sử dụng nguồn nước ngầm tự khai thác.- Nước tiêu thụ bình quân đầu người chung toàn thành phố là 95lít/người/ngày, trong đó bình quân nước sinh hoạt khoảng 75 lít/người/ngày, không đáp ứng đủ nhu cầu cho sinh hoạt của các hộ dân. Nhiều quận, huyện lượng nước cung cấp ở mức rất thấp như Gò Vấp, Bình Chánh, Hóc Môn hoặc không có nước như Củ Chi, Cần Giờ.
Ở một số khu vực nước cung cấp được cải thiện như quận 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11, Bình Thạnh, Nhà Bè, trong khi một số quận có quy mô dân số tăng cao như Quận 8, Gò Vấp, Tân Bình, Thủ Đức lại có tỷ lệ nước tiêu thụ bình quân đầu người giảm tương đối lớn. Ở các huyện ngoại thành, ngoài một số bộ phận dân cư được cung cấp nước từ giếng UNICEF và giếng tự khoan, còn lại đa số phải sử dụng nước mặt trực tiếp không qua xử lý như nước mưa, nước sông sạch, nước ao hồ rất không đảm bảo vệ sinh.
Nhà máy nước Thủ Đức là nguồn cung cấp nước sạch chính cho Thành Phố hiện nay. Nhà máy đã được cải tạo nâng công suất ban đầu là 480.000m3/ngày đêm lên 750.000m3/ngày đêm, Hiện đang cung cấp nước sạch cho Thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp với sản lượng thực tế là 730.000 m3/ngày đêm. Ngoài ra còn có Nhà máy nước Bình An với công suất 100.000 m3/ngày đêm và nhà máy nước Tân Bình (NMN ngầm Hóc Môn cũ) công suất thực tế là 60.000m3/ngày đêm cung cấp nước sạch cho thành phố.
Hiện trạng hệ thống cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh được trình bày chi tiết trong chương III.
đang được dịch, vui lòng đợi..