Trong thời cộng sản nguyên thủy, người dân đã hình thành những phong tục tập quán mang đậm bản sắc của dân tộc như nhuộm răng, ăn trầu, ở nhà sàn, xăm mình… Nhuộm răng là tục cổ của dân tộc Việt, có từ thời Hùng Vương cùng với tục ăn trầu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của bộ tộc người Việt để phân biệt với các sắc dân khác. Không chỉ người Việt mới có tục nhuộm răng mà các dân tộc khác như Mường, Thái, Si La... cũng có tục này nhưng mỗi nơi, mỗi dân tộc đều có cách nhuộm răng khác nhau về ý nghĩa, thời gian, cách nhuộm và chất liệu sử dụng. Xăm mình ra đời từ ý nghĩa để lưu giữ hình vẽ được lâu và không bị rửa trôi. Tục xăm mình của người Việt cổ ra đời cách đây từ 2000- 3000 năm trước, kéo dài đến khoảng cuối thế kỉ XIII, đầu thế kỉ XIV, là tục lệ lâu đời nhất, cổ xưa nhất của dân tộc ta. Xăm mình là người ta dùng những đầu nhọn, sắc bằng gỗ cứng hay ngà voi, xương, kim loại... châm thành hình người, thần, muông thú, hoa lá, chữ, các dấu hiệu, biểu tượng... lên bề mặt da (có trường hợp xăm đến 96% tổng diện tích da), rồi rắc than, bột đen, bôi chàm hay phẩm màu lên. Khi vết xăm lành, để lại hình và màu. Lúc đầu, người ta xăm mình với mục đích tự vệ vì cho rằng khi lặn xuống nước các loài thuỷ quái trông thấy phải sợ (cư dân Lạc Việt) và các thú dữ khác, tà ma, bệnh tật, gió độc, tai biến, rủi ro... đều phải kị.Hay như tập tục ở nhà sàn của người Việt cổ. Do giai đoạn cộng sản nguyên thủy, cuộc sống của mọi người hòa vào cùng với thiên nhiên, do đó mọi người cần phải ở nhà sàn để tránh thú dữ, bảo vệ bản thân và gia đình mình…
đang được dịch, vui lòng đợi..
