Thực tiễn xét xử của Tòa án hiện nay cho thấy, tình hình tội phạm chưa thành niên ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi. Trong thời gian qua, người chưa thành niên phạm tội đã gây ra nhiều vụ án thương tâm, làm nhức nhối trong dư luận xã hội. Tình trạng phạm tội do người chưa thành niên gây ra có nhiều diễn biến phức tạp. Nguyên nhân phạm tội ở những đối tượng này thường xuất phát từ những lý do bình thường, nhỏ nhặt hàng ngày trong đời sống xã hội, nhưng những đối tượng này lại có cách thức xử lý và hành động hết sức nguy hiểm và thiếu suy nghĩ, bồng bột, dẫn tới hậu quả mà bản thân đối tượng cũng không lường trước được. Đến khi đứng trước vành móng ngựa, có bản án của Tòa án tuyên, thì các em mới nhận thức được và ăn năn, hối hận, nhưng đã muộn.Thứ nhất, có chính sách giáo dục thanh thiếu niên thông qua nhiều kênh thông tin đại chúng; xét xử công khai đối với những vụ án lớn có tính chất nỏi cộm, qua đó tăng cường tính chất giáo dục, phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng. Việt Nam đã tham gia vào Công ước quốc tế bảo vệ quyền trẻ em, do đó giải pháp để ngăn ngừa, phòng chống tội phạm đối với trẻ vị thành niên không phải bằng cách tăng hình phạt, mà chính là sự quản lý, giáo dục và các chính sách dành cho trẻ em. Đồng thời khi xét xử các vụ án do người chưa thành niên phạm tội cần có sự tham gia của Hội thẩm là cán bộ đoàn, cán bộ hội hoặc là giáo viên lâu năm có sự hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về tâm lý lứa tuổi người chưa thành niên, để có phán quyết một cách công minh, bình đẳng.Mục tiêu của nước ta là xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, các biện pháp cưỡng chế hình sự, mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị, mà còn nhằm mục đích giáo dục người phạm tội, giúp họ nhận ra sai lầm và tạo cho họ cơ hội để sửa chữa, sớm tái hòa nhập với cộng đồng xã hội. Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 quy định chính sách nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội, họ là đối tượng đặc biệt được pháp luật bảo vệ dưới cả hai góc độ, khi họ là người bị hại và cả khi họ là chủ thể của tội phạm. Chính sách hình sự của Nhà nước ta hiện nay thể hiện rõ quan điểm nhất quán, đồng thời cũng phù hợp với Công ước quốc tế của Liên hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 mà Việt Nam là thành viên.
Do đó, chúng tôi cho rằng, để việc đấu tranh phòng chống tội phạm chưa thành niên có hiệu quả, thì phải tìm ra những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh hành vi phạm tội, từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tội phạm chưa thành niên. Vì vậy, việc tăng mức hình phạt hay giảm tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên không phải là giải pháp tối ưu nhất hiện nay, mà có khi làm giảm hiệu quả công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm do người chưa thành niên phạm tội nói riêng.
đang được dịch, vui lòng đợi..