Ngay sau khi chiếm được Thành Hà Nội, người Pháp đã muốn biến Hà Nội "thành một thành phố châu Âu". Với mục đích trên, người Pháp bắt đầu xác định địa giới thành phố Hà Nội. Theo quy hoạch, từ năm 1873-1895, Hà Nội có tổng tiện tích 1.220ha, ranh giới bắt đầu từ Sở Thuế quan (nay là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam), qua Blockhaus Nord (Lô Cốt Bắc nay thuộc phố Phó Đức Chính), đường Grand Bouddha (nay là phố Quán Thánh), đường bao quanh Thành Hà Nội, cửa Sơn Tây kéo dài đến đường Phủ Thanh Oai (phố Văn Miếu, một phần phố Quốc Tử Giám và một phần phố Tôn Đức Thắng), Pagode des Corbeaux (Văn Miếu - Quốc Tử Giám), chùa Sinh Từ, đường Huế (nay là phố Huế), công sự Huế, qua đê thuộc khu vực nhượng địa cho đến tận sông Hồng. Diện tích thành phố Hà Nội thời điểm đó là 1.220ha.Tuy nhiên, đến tháng 10-1889, Hà Nội tiếp tục được điều chỉnh với việc loại bỏ một vài vùng buôn bán và công nghiệp. Cũng trong thời gian này, người Pháp tập trung mở rộng khu vực người Âu bằng Nghị định bắt phá bỏ nhà tranh vách đất ở khu phố Paul Bert (này là phố Tràng Tiền), rồi đến Nghị định cấm xây dựng và buộc phá dỡ các nhà tranh vách đất trong thời hạn 6 tháng trong khu vực bao gồm phố Trần Hưng Đạo, sông Hồng, phố Lê Duẩn đến tận khu vực Thành Hà Nội.Giai đoạn quy hoạch lớn thứ 2 được tiến hành trong khoảng thời gian từ 1895-1927, theo xu hướng mới. Bên cạnh nhu cầu về sử dụng, người Pháp còn quan tâm nhiều đến thẩm mỹ kiến trúc của mỗi ngôi nhà. Năm 1921, Sở Kiến trúc và Đô thị chính thức được thành lập với người đứng đầu là kiến trúc sư Enest Hébrard.Chính trong thời gian này, nhiều quy định đã được ban hành phục vụ việc quản lý và xây dựng, ví như, tại một số tuyến phố mới mở, chỉ được phép xây dựng những căn nhà kiểu Âu, cấm xây nhà kiểu bản xứ hoặc nhà chia ô. Số người sử dụng ở mỗi phòng ngủ tối đa là 1người/25m2. Những căn nhà có sẵn từ trước, phải sửa chữa lại cho phù hợp với quy định mới. Đến năm 1924, vị kiến trúc sư Enest Hébrard tiếp tục cho ra đời một bản quy hoạch do ông thiết lập với những quy định chặt hơn về mặt kiến trúc.Cùng với việc chỉnh trang khu 36 phố phường, thành phố mở ra những khu xây dựng mới theo "quy hoạch ô bàn cờ", tạo thành những đại lộ, những ô phố khang trang mà nay ta còn thấy rõ ở những "khu phố Tây". Trong giai đoạn 1928-1945, Chính quyền thuộc địa Pháp vẫn tiếp tục thực hiện theo bản quy hoạch của Enest Hébrard, tập trung cải tạo, sắp xếp các đường phố trong khu vực nội thành. Hầu hết các phố ở Hà Nội đã được rải đá, rải nhựa dưới lòng đường, vỉa hè được lát và có hệ thống cống rãnh.
đang được dịch, vui lòng đợi..
